Quyết định 2345/QĐ-NHNN chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2024. Theo đó, các giao dịch chuyển tiển trực triếp hoặc nạp tiền vào ví điện tử có giá trị từ 10 triệu đồng/lần hoặc từ 20 triệu đồng/ngày, thanh toán hóa đơn từ 100 triệu đồng phải được xác thực bằng sinh trắc học (khuôn mặt, vân tay) khớp với dữ liệu trên thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip.
Vậy nếu không cập nhật sinh trắc học cho ngân hàng có sao không? Làm sao để triển khai hiệu quả công nghệ này? Trà My Credit sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật trong bài viết dưới đây.
Vì sao nên cập nhật sinh trắc học cho ngân hàng ?
Trong thời gian qua, có rất nhiều đường dây lừa đảo tinh vi với thủ đoạn yêu cầu người dân truy cập đường link lạ, cài đặt ứng dụng lạ, từ đó kẻ gian có quyền đăng nhập vào tài khoản ngân hàng của bạn. Từ đó, họ có khả năng đánh cắp thông tin dữ liệu và chuyển hết số dư trong tài khoản ngân hàng của bạn sang cho họ.
Vậy nên, việc triển khai cập nhật xác thực sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng đối với các giao dịch lớn thì kẻ gian sẽ rất khó có thể lấy được tiền trong tài khoản của bạn do họ không có dữ liệu khuôn mặt, vân tay dù có kiểm soát hay đánh cắp được thông tin cá nhân.
Bên cạnh đó, còn rất nhiều vụ lừa đảo khác liên quan đến tài khoản ngân hàng với thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó đoán. Nên nếu đã có CCCD gắn chíp thì hãy nhanh chóng cập nhật thông tin khuôn mặt trên ứng dụng ngân hàng hoặc trực tiếp tại ngân hàng, việc này chỉ cần làm một lần nhưng nó sẽ giúp tăng cường bảo mặt cho tài khoản ngân hàng rất nhiều trong tương lại.
Xem thêm:
Hướng dẫn cài đặt sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng – MỚI NHẤT
Không cập nhật sinh trắc học cho ngân hàng có sao không?
Việc không cập nhật và áp dụng công nghệ sinh trắc học có thể khiến tài khoản ngân hàng của bạn tiềm ẩn một số rủi ro nghiêm trọng. Dưới đây là những rủi ro chính bạn có thể gặp phải.
Nguy cơ giao dịch gian lận cao
Kẻ gian có thể đánh cắp thông tin tài khoản hoặc thẻ ATM của bạn và thực hiện giao dịch gian lận mà không có sự đồng ý của bạn. Việc sử dụng mật khẩu và OTP để xác thực giao dịch có thể tiềm ẩn nguy cơ bị đánh cắp thông tin do các biện pháp này có thể bị bẻ khóa hoặc giả mạo. Xác thực sinh trắc học được đánh giá là có độ bảo mật cao hơn so với mật khẩu và OTP vì khó có thể làm giả các đặc điểm sinh trắc học của một người.
Gặp khó khăn khi thực hiện giao dịch
Từ ngày 1/7/2024, bạn sẽ không thể thực hiện giao dịch chuyển khoản trên 10 triệu đồng/lần hoặc tổng giá trị giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày qua app ngân hàng hoặc ATM nếu không cập nhật thông tin sinh trắc học. Bạn cũng có thể gặp bất tiện khi thực hiện các giao dịch khác tại quầy giao dịch ngân hàng.
Việc cập nhật thông tin sinh trắc học cho ngân hàng mang lại nhiều lợi ích cho bạn, giúp bạn bảo vệ tài khoản ngân hàng của mình một cách tốt hơn, thực hiện giao dịch dễ dàng, nhanh chóng hơn và tận hưởng các dịch vụ ngân hàng số tiên tiến. Do đó, bạn nên cập nhật thông tin sinh trắc học cho ngân hàng càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho tài khoản của bạn và nâng cao trải nghiệm sử dụng dịch vụ ngân hàng.
Những trường hợp nên xác thực sinh trắc học cho ứng dụng ngân hàng
Căn cứ vào quy định trên thì sẽ có 2 trường hợp bắt buộc và không bắt buộc xác thực:
Trường hợp không bắt buộc
Khi bạn chuyển khoản từ dưới 10 triệu đồng/lần và tổng số tiền chuyển các lần trong ngày không quá 20 triệu đồng thì không bắt buộc phải xác thực sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng.
Trường hợp bắt buộc
Nếu chuyển khoản trên 10 triệu đồng hoặc tổng các lần chuyển trong ngày trên 20 triệu đồng thì phải bắt buộc cập nhật sinh trắc học cho ngân hàng.
Ngoài ra, có 04 trường hợp bắt buộc phải ra ngân hàng xác thực nếu muốn chuyển khoản trên 10 triệu:
- Khách hàng chỉ có CMND hoặc CCCD mã vạch, chưa có CCCD gắn chip hoặc thẻ căn cước.
- Khách hàng chưa thể cập nhật sinh trắc học trên app ngân hàng và được xác thực đã hoàn thành do lỗi kỹ thuật từ hệ thống
- Khách hàng đã xác thực thành công dữ liệu sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng. Nhưng từ 01/7/2024, khuôn mặt của khách hàng không khớp với dữ liệu trong CCCD gắn chip (do thay đổi một số nét trên khuôn mặt dẫn tới dữ liệu không trùng khớp) tại thời điểm thực hiện giao dịch chuyển tiền, nạp tiền vào ví điện tử hay chuyển tiền liên ngân hàng, hoặc thanh toán các giao dịch khác với giá trị lớn, khách hàng cũng phải ra quầy giao dịch
- Trường hợp ách tắc giao dịch trong một số ngày đầu tiên khi Quyết định 2345/QĐ-NHNN chính thức có hiệu lực khiến giao dịch chuyển tiền giá trị lớn bị nghẽn, khách hàng cũng phải ra quầy nếu có nhu cầu.
Dữ liệu khuôn mặt mà các ngân hàng thu thập được buộc phải trùng khớp với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chip của thẻ CCCD do chính cơ quan công an công an cấp; hoặc xác thực bằng tài khoản định danh điện tử (VNeID) do hệ thống định danh điện tử tạo lập.
Xem thêm:
Xu hướng ứng dụng sinh trắc học trong ngân hàng hiện nay
Sinh trắc học đang trở thành xu hướng không thể thiếu trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, mang lại nhiều lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng.
Xác thực hai yếu tố (2FA) bằng sinh trắc học
Trước đây ngân hàng sử dụng xác thực 2 yếu tố bằng mật khẩu và pin, tuy nhiên bây giờ đã chuyển dần sang việc sử dụng sinh trắc học. Điều này giúp tăng cường tính bảo mật cho các giao dịch trực tuyến và giảm nguy cơ bị hack mật khẩu.
Đa dạng các phương thức sinh trắc học
- Vân tay: Đây là phương thức sinh trắc học phổ biến nhất hiện nay được sử dụng trong ATM, máy thanh toán, app ngân hàng,…
- Khuôn mặt: Nhận diện khuôn mặt đang được ứng dụng rộng rãi cho việc xác thực khách hàng khi đăng nhập app ngân hàng, thực hiện giao dịch trực tuyến,…
- Mắt: Quét mống mắt là phương thức sinh trắc học có độ bảo mật cao, được sử dụng cho các giao dịch quan trọng như chuyển khoản số tiền lớn, truy cập tài khoản VIP,…
- Giọng nói: Xác thực bằng giọng nói được sử dụng để bảo mật giao dịch qua điện thoại, gọi tổng đài chăm sóc khách hàng,…
- Hành vi: Phân tích hành vi sử dụng app ngân hàng, thói quen giao dịch,… cũng có thể được sử dụng để xác thực khách hàng và phát hiện gian lận.
Ứng dụng trong quản lý rủi ro và gian lận
Sinh trắc học cũng được sử dụng để giảm thiểu rủi ro và gian lận trong ngành ngân hàng. Việc phân tích dữ liệu sinh trắc học giúp ngân hàng phát hiện và ngăn chặn các hành vi gian lận một cách hiệu quả.
- Mở tài khoản trực tuyến: Khách hàng có thể sử dụng sinh trắc học để xác thực danh tính khi mở tài khoản trực tuyến mà không cần đến quầy giao dịch.
- Thanh toán di động: Thanh toán bằng điện thoại thông minh chỉ cần sử dụng dấu vân tay hoặc khuôn mặt để xác thực.
- Chuyển khoản và thanh toán hóa đơn: cập nhật sinh trắc học giúp xác thực giao dịch một cách nhanh chóng và an toàn.
- Truy cập tài khoản cá nhân: Khách hàng có thể sử dụng sinh trắc học để đăng nhập app ngân hàng và truy cập tài khoản cá nhân.
- Xác thực khách hàng khi đến giao dịch tại quầy: Một số ngân hàng đang sử dụng sinh trắc học để xác thực khách hàng khi đến giao dịch tại quầy, giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi và tăng cường an ninh.
Xem thêm:
Cập nhật sinh trắc học là một việc cần thiết để bảo vệ chính tài khoản ngân hàng của bạn. Hãy thực hiện nay hôm nay để hạn chế tối đa các rủi ro mất cắp tiền trong tài khoản của bạn. Và nếu bạn đang cập nhật sinh trắc học nhưng không quét được NFC CCCD cho ngân hàng thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để được hướng dẫn dễ hiểu và chi tiết nhất nhé.
Xin chào bạn ! Tôi là Trà My, tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là lĩnh vực tài chính cá nhân và thẻ tín dụng. Sau nhiều năm làm việc, nhận biết được sự khó khăn trong việc đáo hạn thẻ tín dụng và rút tiền thẻ tín dụng, tôi thành lập Trà My Credit với mong muốn cung cấp dịch vụ uy tín, chuyên nghiệp về thẻ tín dụng, giúp khách hàng giải quyết vấn đề tài chính cá nhân nhanh gọn và tiết kiệm.