Tại sao thẻ tín dụng bị khoá? Nguyên nhân và cách giải quyết

Vấn đề về thẻ tín dụng bị khoá gây ra rất nhiều bất tiện cho người sử dụng. Thật tệ khi đang thanh toán mua hàng tại cửa hàng, siêu thị thì thẻ tín dụng bị khoá và không thể thanh toán được. Do đó, việc hiểu biết về thẻ tín dụng, nhất là vấn đề liên quan đến nguyên nhân và cách giải quyết khi thẻ tín dụng bị khoá là vô cùng cần thiết. Hãy cùng Trà My Credit tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề này nhé!

Tại sao thẻ tín dụng bị khóa?
Tại sao thẻ tín dụng bị khóa?

Tại sao thẻ tín dụng bị khoá?

Thẻ tín dụng bị khoá khi nào? Cách kiểm tra thẻ tín dụng bị khoá ra sao? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thẻ tín dụng bị khoá, có thể đến từ nguyên nhân chủ quan từ khách hàng hoặc nguyên nhân khách quan từ phía ngân hàng.

Nguyên nhân chủ quan bị khoá tín dụng có thể kể đến như: thẻ không được sử dụng trong một thời gian dài, thẻ hết hạn sử dụng, nhập sai mã PIN nhiều lần, không thanh toán dư nợ dẫn đến nợ xấu,… Hay những nguyên nhân khách quan như: ngân hàng, đơn vị cấp thẻ ngừng hoạt động, lỗi hệ thống,..

Cách kiểm tra thẻ tín dụng có bị khoá không thì bạn có thể ra ngân hàng nhờ nhân viên hỗ trợ hoặc vào app ngân hàng phát hành thẻ để kiểm tra trạng thái thẻ. Dễ dàng nhất là bạn sử dụng thẻ để thanh toán, nếu thẻ còn hạn mức sử dụng mà không thanh toán được thì có lẽ thẻ của bạn đã bị khoá.

Giờ hãy cùng Trà My Credit đi tìm hiểu các nguyên nhân thẻ tín dụng bị khoá và cách mở thẻ tín dụng bị khoá nhé!

Xem thêm:

Top 5 thẻ tín dụng ngân hàng tốt nhất hiện nay

Thẻ tín dụng bị khóa do nguyên nhân chủ quan từ người dùng

Thẻ tín dụng không được sử dụng trong một thời gian dài

  • Nguyên nhân: Khi khách hàng không dùng thẻ và không phát sinh bất kỳ giao dịch nào trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tháng. Tuỳ theo quy định của từng ngân hàng mà ngân hàng sẽ tiến hành khóa thẻ tín dụng đó lại. Việc thẻ tín dụng bị khoá này không chỉ giúp khách hàng có thể tiết kiệm được một khoản phí thường niên. Bên cạnh đó cũng giúp việc quản lý thẻ của ngân hàng tốt hơn.
  • Cách khắc phục: Khách hàng có thể liên hệ qua hotline của ngân hàng hoặc đến trực tiếp phòng giao dịch của ngân hàng đó để được hướng dẫn các thủ tục mở khóa thẻ. Tuỳ từng ngân hàng mà có thể khách hàng sẽ phải trả một khoản phí để mở khoá thẻ. Để tránh tình trạng thẻ tín dụng bị khóa kiểu này, khách hàng nên sử dụng thẻ để thanh toán ít nhất 1 lần trong 2 tháng.
Xem thêm  Ngân hàng VPBank có đáng tin cậy không?
Nguyên nhân thẻ tín dụng bị khóa?
Nguyên nhân thẻ tín dụng bị khóa?

Nhập sai mã PIN thẻ quá nhiều lần

  • Nguyên nhân: Hầu hết các ngân hàng đều có quy định khi khách hàng nhập sai mã PIN thẻ quá 3 lần thì thẻ tín dụng bị khoá ngay tức thì để đảm bảo tính an toàn và quyền lợi cho chủ thẻ.
  • Cách khắc phục: Khách hàng gọi điện đến hotline của ngân hàng phát hành hoặc đến trực tiếp quầy giao dịch ngân hàng mở thẻ gần nhất để được hỗ trợ mở khóa và cấp lại mã PIN cho thẻ.

Thẻ tín dụng hết hiệu lực chưa được gia hạn thêm

  • Nguyên nhân: Đa số các thẻ tín dụng có thời hạn sử dụng từ 2 đến 5 năm tuỳ theo loại thẻ và quy định tại mỗi ngân hàng. Thông thường các thông tin này sẽ được in trên thẻ cứng. Tuy nhiên, không quá nhiều người dùng để ý đến phần nội dung này trên thẻ. Nếu quá mốc thời gian này thì thẻ tín dụng sẽ bị mất hiệu lực. Thẻ tín dụng bị khoá tạm thời lại và không thể sử dụng được.
  • Cách khắc phục: Với trường hợp này, khách hàng hãy đến phòng giao dịch ngân hàng gần nhất để được hỗ trợ mở thẻ tín dụng mới. Hoặc cũng có thể khách hàng đăng ký tự động gia hạn trực tuyến để tự động gia hạn hiệu lực cho thẻ.

Lưu ý: Các thông tin được in trên thẻ rất quan trọng, vì vậy trong quá trình giao dịch bạn hãy cẩn trọng để bảo mật thông tin thẻ không bị lộ cũng như chú ý thời hạn sử dụng của thẻ.

Không thanh toán dư nợ để bị quá hạn lên nợ xấu

  • Nguyên nhân: Do khách hàng không thanh toán phần dư nợ trong thẻ đã chi tiêu trong thời gian quy định. Thường thì thẻ tín dụng sẽ bị khóa tạm thời khi mà khách hàng thanh toán chậm dư nợ từ quá 75 ngày. Và thẻ tín dụng sẽ bị khóa vĩnh viễn nếu như khách hàng không thanh toán số tiền đó trong vòng 6 tháng tùy theo chính sách của từng ngân hàng. Phần dư nợ không thanh toán đó sẽ vẫn bị tính lãi cho đến khi khách hàng trả hết. Lãi suất quá hạn sẽ rất cao và sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng cá nhân cũng như bị liệt vào danh sách nợ xấu, bị hạn chế vay vốn tại ngân hàng và các TCTD. Nợ quá hạn của khách hàng tuỳ theo số ngày sẽ chia thành 5 nhóm nợ xấu và được phân loại bởi tổ chức CIC (Credit Information Center) như sau:
Xem thêm  Thẻ tín dụng JCB là gì? Hướng dẫn đăng ký thẻ tín dụng JCB
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn là các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày
Nhóm 2: Nợ cần chú ý là các khoản nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn là các khoản nợ quá hạn từ 91 – 180 ngày
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ là các khoản nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn là các khoản nợ quá 360 ngày
  • Cách khắc phục: Khách hàng phải nhanh chóng đến trực tiếp phòng giao dịch của ngân hàng để thanh toán dư nợ, tiền lãi và các khoản phí để có thể mở lại thẻ tín dụng..
Cách kiểm tra thẻ tín dụng bị khóa không?
Cách kiểm tra thẻ tín dụng bị khóa không?

Thẻ bị ngân hàng phát hiện có giao dịch bất thường

  • Nguyên nhân: Những giao dịch được phát sinh trong thời gian từ 23h đến 5h sáng hôm sau, các giao dịch tại những trang web lạ hoặc giao dịch quá nhiều lần trên một nền tảng,… sẽ được coi là bất thường theo quy định của từng ngân hàng. Trong trường hợp đó, ngân hàng có thể sẽ tạm khóa thẻ tín dụng của bạn để đảm bảo tính an toàn cũng như quyền lợi của chủ sở hữu.
  • Cách khắc phục: Khách hàng liên hệ trực tiếp đến ngân hàng phát hành thẻ để làm rõ những giao dịch được coi là bất thường đó. Những giao dịch sau khi được xác minh hợp lệ thì ngân hàng sẽ tiến hành mở khóa thẻ tín dụng.

Xem thêm:

Biểu phí lãi suất thẻ ngân hàng bản Việt

Thẻ tín dụng phi vật lý

Thẻ tín dụng bị khóa do nguyên nhân khách quan từ ngân hàng

Hệ thống của ngân hàng gặp sự cố

  • Nguyên nhân: Khi gặp những sự cố kỹ thuật tại ATM/POS hoặc ngân hàng nâng cấp, quá tải, đang bảo trì hay lỗi không thể kết nối với hệ thống… Lúc này ngân hàng có thể sẽ làm cho thẻ tín dụng bị khoá tạm thời để phòng tránh những rủi ro hay bất lợi xảy ra cho khách hàng.
  • Cách khắc phục: Khách hàng liên hệ hotline của ngân hàng để thực hiện việc xác minh. Sau đó, thẻ tín dụng sẽ được mở lại sau khi ngân hàng khắc phục sự cố.

Ngân hàng phát hành thẻ ngừng triển khai một số sản phẩm

  • Nguyên nhân: Với trường hợp ngân hàng dừng phát hành hoặc thay thế loại thẻ cũ đó bằng một loại thẻ khác tối ưu hơn thì thẻ tín dụng của bạn có thể sẽ bị khóa. Ngân hàng thường sẽ thông báo tới khách hàng trước khi thu hồi và huỷ thẻ.
  • Cách khắc phục: Khách hàng cần đến ngân hàng để yêu cầu nhân viên hỗ trợ phát hành lại thẻ mới.
Xem thêm  Cách hủy thẻ tín dụng Jaccs nhanh chóng, dễ dàng
Trà My hướng dẫn khách hàng mở thẻ tín dụng
Trà My hướng dẫn khách hàng mở thẻ tín dụng

Lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng để không bị khóa thẻ

Dưới đây là những lưu ý giúp cho khách hàng hạn chế được việc thẻ tín dụng bị khóa, ảnh hưởng tới việc thực hiện giao dịch thanh toán của mình:

  • Thanh toán dư nợ đúng hạn: Khách hàng cần thanh toán đầy đủ dư nợ khi đến hạn để không bị ngân hàng liệt vào nhóm nợ xấu dẫn đến thẻ tín dụng bị khóa thẻ làm ảnh hưởng tới quá trình sử dụng và uy tín cá nhân của khách hàng.
  • Bảo mật thông tin thẻ: Tuyệt đối không được chia sẻ mã CVV (số bảo mật của thẻ) hay mã PIN và số thẻ in trên thẻ tín dụng, đặc biệt khi rút tiền thẻ tín dụng online. Không tiết lộ các thông tin về chủ thẻ, không đưa thẻ cho người khác sử dụng.
  • Không nhập mã PIN khi đã nhập sai quá 2 lần: Khi không nhớ rõ mã PIN, bạn hãy liên hệ để cấp lại online hoặc đến trực tiếp quầy giao dịch để được hỗ trợ. Tránh trường hợp sai nhiều quá dẫn đến khoá thẻ.
  • Cập nhật thông báo từ ngân hàng: Hãy thường xuyên cập nhật thông báo từ bên ngân hàng phát hành để có thể kịp thời phát hiện những giao dịch bất thường, nhằm phòng ngừa các rủi ro không mong muốn.
  • Sử dụng thẻ đúng quy định: Cần tuân thủ các quy định một cách chặt chẽ theo đúng hướng dẫn của ngân hàng. Đặc biệt, không thực hiện các giao dịch bất hợp pháp bằng thẻ tín dụng.

Bài viết trên là toàn bộ những thông tin xoay quanh các vấn đề về thẻ tín dụng bị khóa mà Trà My Credit muốn chia sẻ đến bạn. Bạn nên nắm rõ các thông tin về nguyên nhân và cách giải quyết khi thẻ tín dụng bị khoá. Các bạn cần lưu ý trong quá trình sử dụng thẻ, cần cẩn thận hơn để tránh tình trạng thẻ bị khóa không mong muốn.

Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào về thẻ tín dụng bị khóa, mở thẻ tín dụng, các dịch vụ rút tiền và đáo hạn thẻ tín dụng tại các ngân hàng khác thì hãy liên hệ với Trà My Credit theo hotline 0886.043.622 – 0888.388.996 hoặc inbox qua fanpage Dịch vụ thẻ Trà My Credit để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

trà my

Xin chào bạn ! Tôi là Trà My, tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là lĩnh vực tài chính cá nhân và thẻ tín dụng. Sau nhiều năm làm việc, nhận biết được sự khó khăn trong việc đáo hạn thẻ tín dụng và rút tiền thẻ tín dụng, tôi thành lập Trà My Credit với mong muốn cung cấp dịch vụ uy tín, chuyên nghiệp về thẻ tín dụng, giúp khách hàng giải quyết vấn đề tài chính cá nhân nhanh gọn và tiết kiệm.